Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
(LĐXH) - Để kịp thời kết nối, đưa người lao động thất nghiệp sớm quay lại trị trường lao động, tạo thu nhập ổn định cuộc sống, Trung tâm DVVL tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, tổ chức đa dạng các phiên giao dịch việc làm, từ đó tăng cơ hội tiếp cận các cơ hội việc làm cho người lao động.
Thời gian qua, Trung tâm DVVL tỉnh Nam Định đã phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương để mỗi phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức tại địa phương thực sự là ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp hữu ích. Năm 2024, Nam Định đã tổ chức thành công 30 phiên giao dịch việc làm, với 509 lượt doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng và 5.116 lượt người tham gia tìm kiếm việc làm, 2.813 lượt người tham gia phỏng vấn, 476 người được tuyển dụng và 1.231 người được doanh nghiệp hẹn sau phỏng vấn.
Doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, tuyển dụng lao động tại phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định tổ chức
Cùng với đó, Trung tâm đã tư vấn việc làm và học nghề cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm, người lao động đang có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp với 23.271 lượt người(đạt 291% so với chỉ tiêu năm); có 9.042 lượt người đăng ký tìm việc làm; thực hiện giới thiệu việc làm cho 8.189 lượt người(đạt 356% so với chỉ tiêu năm), trong đó giới thiệu việc làm trong nước cho 6.328 lượt người (đạt 316,4% so với chỉ tiêu năm) và giới thiệu việc là ngoài nước cho 1.861 lượt người (đạt 620,3% so với chỉ tiêu năm).
Tỉnh cũng triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu với việc thu thập 1.234 phiếu Người tìm việc và 3.001 phiếu Việc tìm người. Tổ chức 03 phiên GDVL định kỳ hàng tháng và 03 phiên GDVL lưu động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với kinh phí trên 347 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay, việc thu thập thông tin người tìm việc còn gặp nhiều khó khan do những lao động tìm việc trực tuyến trên hệ thống website, facebook, zalo của Trung tâm cũng khá lớn nhưng không được tính. Trung tâm không có căn cứ để thu thập phiếu người tìm việc.
Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ CCVC chỉ đủ để tiếp nhận thông tin tìm việc của người lao động trực tiếp đến Trung tâm và qua hệ thống website, facebook, zalo của Trung tâm; không đủ lực lượng để đi thu thập thông tin tại cơ sở; mặc dù đã thông qua Phòng Lao động – TBXH các huyện, thành phố để tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở (trưởng thôn, xóm, tổ dân phố) để thu thập thông tin người tìm việc tại cơ sở, tuy nhiên số lượng phiếu thu thập qua cơ sở còn thấp, chất lượng thông tin trên phiếu chưa cao. Mặt khác, nội dung thông tin trên phiếu thu thập nhiều gây khó khăn cho việc khai thác thông tin vì đa số là lao động nông thôn, lao động phổ thông.. nên khó khăn cho người lao động khi khai thông tin và chiếm nhiều thời gian hướng dẫn. Ngoài ra, đối với phiếu việc tìm người, theo quy định, mỗi vị trí tuyển dụng thu thập 01 phiếu, một doanh nghiệp có thể có 10 phiếu tương ứng với 10 vị trí tuyển dụng, tuy nhiên khi giải ngân lại tính trên đầu doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ được thanh toán 01 phiếu.
Đối với hoạt động hỗ trợ giao dịch việc làm, Trung tâm vẫn được UBND tỉnh bố trí kinh phí cho phát triển thị trường lao động hàng năm để tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, vì vậy số hoạt động giao dịch việc làm sử dụng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn thấp. Mặc dù đã đề nghị rà soát nhu cầu tìm kiếm việc làm của những lao động là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để trên cơ sở đó phối hợp với Trung tâm tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm, tuy nhiên đến nay mới phối hợp được với 03 huyện tổ chức được 03 phiên giao dịch việc làm lưu động tại địa phương. Đa số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh là đối tượng đã nhiều tuổi, yếu thế hoặc thuộc đối tượng bảo trợ nên khó kết nối việc làm trong khu vực chính thức…
Đối với những khó khăn nêu trên, đơn vị đã kiến nghịa các Bộ, ngành cần xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu việc tìm người-người tìm việc, trong đó xây dựng bộ công cụ cập nhật dữ liệu phải đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng cập nhật thông tin của các phiếu; đồng thời xây dựng bộ công cụ khai thác thông tin nhằm tư vấn, giới thiệu, kết nối việc làm nhanh chóng, thuận tiện trên mọi nền tảng thiết bị. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực phân tích, dự báo thị trường lao động cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm dịch vụ việc làm. Có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ cho Trung tâm dịch vụ việc làm trong quá trình triển khai nhiệm vụ thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động.
Sở LĐTBXH tỉnh cần tiếp tục có ý kiến với các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động-TBXH phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm triển khai: thu thập thông tin người tìm việc tại cơ sở; rà soát lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để tổ chức các phiên giao dịch việc làm trên địa bàn các huyện, thành phố.
Với việc tổ chức hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm và bám sát thông tin thị trường lao động, các phiên giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh Nam Định được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả tốt, nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu tại sàn giao dịch việc làm, tạo cơ hội việc làm cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khan của tỉnh
Khánh Quyên
Từ khóa:
-
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
27-12-2024 15:32 59
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm
27-12-2024 09:43 35
-
Xã Hành Đức: Nỗ lực kết nối việc làm cho người nghèo
19-12-2024 08:19 35
-
Huyện Đức Hoà (Long An) nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạo việc làm ổn định cho người lao động
27-12-2024 08:12 22