Ngành LĐ-TB&XH Hà Nội đạt được những thành tích nổi bật trong sự nghiệp an sinh xã hội
(LĐXH) Ngày 22/1/2021, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2021. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đã tham dự và chỉ đạo hội nghị...
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trong bối cảnh cả đất nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng tập trung chống dịch bệnh Covid-19, các nhiệm vụ chuyên môn của ngành vẫn luôn được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, ngành LĐ-TB&XH TP Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức đặt ra trong năm và cả giai đoạn 2016-2020.
Các quận, huyện, thị xã đã phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội phân bổ và duy trì nguồn vốn ngân sách Thành phố cho vay đối với người nghèo tại các đối tượng chính sách khác để giải quyết việc làm cho 42.100 lao động có việc làm với số tiền 1.850 tỷ đồng. Hết năm 2020, toàn thành phố giải quyết việc làm cho 180.578/156.000 lao động, đạt 116% kế hoạch năm, chiếm 13,4% số việc làm được giải quyết cho người lao động trong cả nước. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố năm 2020 giảm 10.307 người, tương đương giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,22%. Tuy tỷ lệ thất nghiệp thành thị có cao hơn năm trước (năm 2019 đạt 2,1%) nhưng vẫn giảm ở mức dưới 4%, đạt mục tiêu HĐND Thành phố đề ra và thấp hơn 0,39 phần trăm so với cả nước.
Trong công tác giáo dục nghề nghiệp, toàn thành phố có 362 đơn vị hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giảm 08 đơn vị so với thời điểm tháng 12/2019. Tính đến hết tháng 12, các đơn vị có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 215.382/210.0000 người, đạt 102,6% kế hoạch. Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề chiếm 9,45% tổng số tuyển sinh và đào tạo nghề trong cả nước… Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối kỳ đạt 70,25%, cao hơn 2,74% so với năm 2019 và cao hơn 5,75% so với cả nước, đạt mục tiêu HĐND TP đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020.
Công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ. Hết năm 2020, toàn Thành phố đã vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 35,7/21,9 tỷ đồng, đạt 163,1% kế hoạch; thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 404/223 hộ gia đình người có công, đạt 181,2% kế hoạch với kinh phí 14,5 tỷ đồng; tặng 4.4486 sổ tiết kiệm, đạt 161,1% kế hoạch với kinh phí 5,1 tỷ đồng; tu sửa nâng cấp 95/67 công trình ghi công liệt sĩ, đạt 141,8% kế hoạch với kinh phí trên 46,5 tỷ đồng; hỗ trợ nâng mức sống hộ gia đình người có công cho 16 hộ, đạt 100% kế hoạch; 579 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa; 119 Bà mẹ VNAH còn sống được được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng. Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với các cơ quan đoàn thể, đơn vị bệnh viện trên địa bàn tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 36.000 lượt người; kinh phí cấp thuốc là trên 5,5 tỷ đồng. Đến nay, các quận, huyện, thị xã và các trung tâm điều dưỡng của Thành phố đã thực hiện điều dưỡng cho 41.036 lượt người, đạt 100% kế hoạch đề ra.
mà ngành LĐ,TB&XH Hà Nội đã đạt được trong năm 2020
Trong công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, đến nay, toàn thành phố giảm được 4.577 hộ nghèo, đạt 197,7% kế hoạch đề ra. Thành phố đã có gần một nửa số quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ còn 0,21%, về đích trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Về kết quả giảm hộ cận nghèo, cuối năm 2020, Thành phố còn 31.396 hộ cận nghèo với 87.996 nhân khẩu, chiếm 1,5 tổng số hộ dân. Trong đó, 677 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 2,16% tổng số hộ cận nghèo; 6.065 hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, chiếm 9,32% tổng số hộ cận nghèo; 34 hộ diện chính sách người có công, chiếm 0,11% tổng số hộ cận nghèo; 16.029 hộ cận nghèo do phụ nữ làm chủ, chiếm 51,05% tổng số hộ cận nghèo…
Đáng chú ý là trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giảm nhanh, TP tăng thêm 5 quận, huyện không còn hộ nghèo, nâng lên thành 14 quận, huyện không còn hộ nghèo: Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên. Riêng quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, hiện nay, thành phố có 1.809.808 em, trong đó, có 12,844 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 44.713 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt sống trong gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có các vấn đề xã hội; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau, đạt tỷ lệ 99,53%...
Năm 2021, ngành LĐ-TB&XH Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo đạt 71,5%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị tiếp tục giảm ở mức <4%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 20% so với năm 2020, tương đương giảm khoảng 900 - 1000 hộ nghèo. Số lao động được tạo việc làm mới là 160.000 người; tuyển mới đào tạo nghề là 220.500 lượt người; xây mới và nâng cấp 130 nhà của NCC, tặng 2.000 sổ tình nghĩa; điều dưỡng đối với trên 35.000 lượt NCC. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, chính sách trợ giúp xã hội...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ghi nhận, biểu dương những kết quả mà ngành LĐ,TB&XH của Thành phố đã đạt được trong năm 2020. Đồng chí Chử Xuân Dũng nhấn mạnh với chủ đề năm 2021 của Thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm nhiệm kỳ 2021 – 2025, đồng chí đề nghị Sở LĐ -TB&XH TP Hà Nội bám sát chỉ đạo của Trung ương, Bộ LĐ-TB&XH và Thành phố, chủ động, tích cực, tham mưu, đề xuất với UBND TP ban hành kịp thời các chính sách, văn bản để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công tác lao động, người có công và xã hội. Đặc biệt, tham mưu Thành phố xây dựng Chương trình số 08 của Thành ủy khóa XVII về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 – 2015.
cho Ban lãnh đạo Sở LĐTB&XH Hà Nội
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống người có công, các đối tượng yếu thế, chăm sóc bảo vệ trẻ em. Đặc biệt, cần tập trung chuẩn bị tốt việc đón Tết cổ truyền dân tộc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần tập trung thực hiện thật tốt việc thăm hỏi, tặng quà người có công và đối tượng xã hội trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Tăng cường giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách giải pháp hỗ trợ tạo việc làm. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc giám sát, điều tiết cung cầu lao động. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, BHXH, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công với cách mạng; phấn đấu 100% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, đa dạng; thống nhất, huy động sự chung tay của toàn xã hội, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Xây dựng mục tiêu giảm nghèo và chuẩn nghèo giai đoạn mới theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng trao Huân chương Lao động hạng Nhì
cho ông Khuất Văn Thành, nguyên Giám đốc Sở LĐTB &XH Hà Nội
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan toàn ngành LĐ-TB&XH Hà Nội luôn phát huy tinh thần lao động cần cù, tính sáng tạo, vượt qua khó khăn, tạo nên những thành tích nổi bật trong sự nghiệp an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
TP Hà Nội là địa phương quản lý nhiều NCC nhất cả nước, với gần 800.000 NCC, trong đó có 88.000 đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên và thân nhân NCC đang hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền 1.920 tỷ đồng/tháng. Từ năm 2018 đến nay, Sở đã trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng "Tổ quốc ghi công" đối với 46 liệt sĩ, trong đó có 9 hồ sơ tồn đọng đã được xem xét, giải quyết, giải quyết theo Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH.
Về lao động, việc làm, hết năm 2020, toàn TP Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 180.000 lao động, đạt 115,8% kế hoạch năm. Về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của TP giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 0,21% (cuối năm 2020), về đích trước 2 năm so với mục tiêu giảm nghèo của Thành phố giai đoạn 2016-2020. Hiện Thành phố chỉ còn 4.463 hộ nghèo với 13.411 nhân khẩu, chiếm 021% tổng số hộ dân.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
cho đồng chí Khuất Văn Thành
Từ khóa:
-
Đắk Nông kiềm chế, tiến tới đẩy lùi những hiểm họa và hệ lụy do tội phạm ma túy
18-11-2024 22:41 42
-
Long Phước: Ấp Tập Phước đón nhận Khu dân cư nông thôn mới
18-11-2024 11:06 07
-
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
18-11-2024 11:05 28
-
Hội thảo thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN
15-11-2024 16:26 16
-
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
15-11-2024 16:24 56
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
15-11-2024 16:24 46