Quảng Trị hướng tới mục tiêu thực thiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết số 28-NQ/TW
(LĐXH)- Tỉnh Quảng Trị sẽ chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đến nhóm lao động phi chính thức khu vực thành thị, lao động khu vực nông thôn, người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, hướng tới mục tiêu thực thiện BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW…
Thực hiện Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội; Quyết định số 294/QĐ-LĐTBXH ngày 03/03/2021 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội đến năm 2025, ngày 8/7/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về việc tuyên truyền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH; tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, củng cố niềm tin và lan tỏa sâu rộng trong nhân dân về tính ưu việt, giá trị nhân văn của chính sách BHXH, từ đó thay đổi nhận thức và hành động, tự giác, tự nguyện tham gia BHXH. Tập trung mở rộng phát triển người tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện tiến tới thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu công tác tuyên truyền BHXH phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, thống nhất và đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành; đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp với đặc thù từng nhóm dân cư và người lao động, đặc điểm văn hóa vùng miền; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Hoạt động tuyên truyền BHXH phải lấy đối tượng tuyên truyền làm trung tâm, trong đó chú trọng đến nhóm lao động phi chính thức khu vực thành thị, lao động khu vực nông thôn, người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, hướng tới mục tiêu thực thiện BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, riêng trong năm 2021, UBND tỉnh đề ra mục tiêu đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tuyên truyền tại BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông. Có tối thiểu từ 35 - 50% cộng tác viên tuyên truyền, nhân viên các tổ chức dịch vụ do BHXH Việt Nam ủy quyền thu BHXH, bảo hiểm y tế… trên địa bàn tỉnh được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về BHXH và nghiệp vụ thông tin, truyền thông.
Về nhóm đối tượng là cán bộ, đảng viên, 100% cán bộ, đảng viên được tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của 11 nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các Luật, Nghị quyết mới của Quốc hội cụ thể hóa nội dung cải cách BHXH.
Nhóm đối tượng là lực lượng lao động trong độ tuổi, có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi sau đó mỗi năm tăng thêm 5% và đến năm 2025 đạt 65% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH; hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của 11 nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các quy định mới của Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa nội dung cải cách. Có 15% lực lượng lao động trong độ tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm 5% và đến năm 2025 đạt 35% lực lượng lao động trong độ tuổi được tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện.
Đối với những người tham gia BHXH tự nguyện, tỉnh Quảng Trị sẽ rà soát và phân loại nhóm đối tượng để có kế hoạch tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng nhóm, như: hộ gia đình nông dân (trong đó chú trọng hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi). Lao động trong các làng nghề, hợp tác xã. Nhóm các tiểu thương chợ truyền thống, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, hộ kinh doanh cá thể; các ngành nghề sử dụng nhiều lao động thuê khoán như: vận tải, dịch vụ, gia công, chế biến... Người lao động nhận khoán đất, khoán rừng tại các nông, lâm trường. Công nhân, thợ thủ công, lao động tự do làm việc theo hợp đồng khoán, mùa vụ... tại các hộ kinh doanh cá thể. Người lao động tự tạo việc làm và có thu nhập khác...
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện tuyên truyền theo chiến dịch gắn với việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách BHXH; tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật BHXH. Đồng thời, thực hiện tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả tuyên truyền BHXH giai đoạn đến năm 2025.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
26-12-2024 10:43 24
-
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
26-12-2024 09:00 19
-
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
26-12-2024 08:52 29
-
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
12-12-2024 15:32 54
-
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
25-12-2024 14:48 04
-
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
25-12-2024 14:47 32
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00