Sóc Trăng: Đời sống nhân dân khởi sắc từ Nghị quyết 03
(LĐXH)- Thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy Sóc Trăng, thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt, đã tác động tích cực, sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp họ có ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo.Cựu chiến binh Trần Văn Múa ở thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) thoát nghèo từ mô hình trồng cây thanh long
Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế được nâng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có bước chuyển đổi tích cực về cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nâng cao giá trị gia tăng, liên kết theo chuỗi giá trị và theo hướng phát triển bền vững.
Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là xây dựng, triển khai các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết, sản xuất hàng hoá tập trung, áp dụng các quy trình sản xuất sạch, an toàn, gắn với bao tiêu, chế biến, xuất khẩu; đồng thời, triển khai thực hiện tốt Đề án của Chính phủ về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Qua đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, từ 135 triệu đồng/ha năm 2016 tăng lên 185 triệu đồng/ha năm 2020; từ đó góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Các chính sách an sinh xã hội cũng được tỉnh triển khai thực hiện tốt. Công tác chăm lo cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Hằng năm, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, nhất là các đối tượng yếu thế tiếp cận đầy đủ hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu.
Tỉnh Sóc Trăng cũng tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư, trong 4 năm qua, tỉnh đã tiếp và làm việc với khoảng 900 lượt nhà đầu tư; qua đó đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 64 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 61.946 tỷ đồng; trong đó, có 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.312 tỷ đồng. Một số dự án đã và đang triển khai có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua các dự án đầu tư đã góp phần hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, hạn chế được tình trạng người dân bỏ địa phương đi làm ăn xa.Chương trình mỗi xã một sản phẩm phát huy hiệu quả tại Sóc Trăng
Các dự án, chính sách khi triển khai thực hiện đã phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả cao, nhất là vùng đông đồng bào dân tộc, vùng sâu, giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống; từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc. Việc thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo đã góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 42 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 1 thị xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Song song đó, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện tốt, đặc biệt là lao động ở nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng đào tạo nghề ngày càng nâng lên; cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh việc đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tỉnh còn định hướng, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước với thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh còn dưới 3%, thấp hơn 5% so với thời điểm năm 2015 (còn 8,8%).
Định hướng trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Phấn đấu trong nhiệm kỳ, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2% - 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3% - 4%/năm.
Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về tiếp cận nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tăng cường công tác vận động thực hiện trách nhiệm xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân hỗ trợ người nghèo. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo gắn với các giải pháp nâng cao chất lượng giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Trong chuyến công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn, tại Sóc Trăng về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 dịp cuối năm 2020, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đã khẳng định, tỉnh Sóc Trăng đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn; đã đạt được hiệu quả lớn trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo hoặc dịch chuyển sang hộ cận nghèo để đạt tiêu chí của nông thôn mới, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị Sóc Trăng cần tiếp quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo vì chuẩn nghèo sẽ thay đổi theo hướng tăng cao; quan tâm, sâu sát trong công tác chỉ đạo thoát nghèo bền vững, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh./.
Nguyễn Lại Thìn
Từ khóa:
-
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
26-12-2024 10:43 24
-
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
26-12-2024 09:00 19
-
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
26-12-2024 08:52 29
-
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
12-12-2024 15:32 54
-
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
25-12-2024 14:48 04
-
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
25-12-2024 14:47 32
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00