Nghiên cứu - trao đổi
Tổng quan nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo trong quản trị nguồn nhân lực
10:44 AM 26/11/2024
(LĐXH)- Tổng quan về các nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo trí tuệ nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực vẫn còn mới trong tương lai và cần được các học giả nghiên cứu, phát triển để áp dụng vào thực tiễn.
Hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược tổng thể
Quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực vừa khoa học vừa hợp lý có thể giúp thúc đẩy việc phân bổ hợp lý các nguồn lực đa dạng, nâng cao trình độ kinh tế - xã hội và cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời giúp tổ chức tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược tổng thể của mình.
Việc quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp không đứng yên trong suốt thời gian. Nó cần phải theo kịp thời đại và đổi mới phù hợp với văn hóa của thời đại hiện nay. Trong thời đại trí tuệ nhân tạo ngày nay, công nghệ thực tế ảo (VR) đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp, nơi nó đang có tác dụng nào đó.
Hệ thống quản lý nhân sự doanh nghiệp được xây dựng trên công nghệ VR rất khoa học và được tổ chức tốt nên có khả năng nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên, phục hồi hiệu quả đào tạo và học tập, giảm chi phí quản lý. Nghiên cứu này giúp đọc giả có cái nhìn tổng quan các nghiên cứu về thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực.
Thực tế ảo (VR) - “một môi trường nhân tạo được trải nghiệm thông qua các kích thích giác quan (chẳng hạn như tầm nhìn và âm thanh) được cung cấp bởi máy tính và trong đó hành động quyết định một phần những gì xảy ra trong môi trường” (Jerald 2015; Merriam-Webster, n.d.).
Quản trị nguồn nhân lực và hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm kết hợp đạt được ục tiêu chiến lược của tổ chức và thoả mãn nhu cầu hợp lý ngày càng cao của người lao động (PGS.TS. Trần Kim Dung và TS.Trần Trọng Thuỳ, 2023).
Nếu liên quan thực tế ảo thì đã nghiên cứu từ năm 1993 tính đến tháng 5/2024 đã có 460 công bố. Năm 2023, có nhiều công bố nhất với 53 bài, bắt đầu nghiên cứu về thực tế ảo trong quản trị nhân sự này là từ năm 1993 nhưng cũng chỉ có 01 công bố. Sau đó đến năm 1996, có thêm 01 công bố và ngưng đến năm 1998 có 04 bài.
Hình 1: Các nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo trong quản trị nhân lực từ năm 1993-5/2024
Theo scopus, tổng số bài nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo trong quản trị nhân lực từ năm 1993-5/2024 viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh không đồng đều giữa các năm (số liệu lấy đến tháng 5/2024).
Trong đó, số bài đăng theo năm cụ thể như sau:

Năm

Số công bố

2024

25

2023

53

2022

39

2021

38

2020

39

2019

29

2018

25

2017

17

2016

17

2015

19

2014

19

2013

16

2012

17

2011

11

2010

9

2009

15

2008

13

2007

11

2006

4

2005

4

2004

11

2003

6

2002

4

2001

6

2000

4

1999

3

1998

4

1996

1

1993

1

Có thể thấy nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo trong quản trị nhân lực chỉ mới bắt đầu nghiên cứu từ năm 1993 và tăng nhanh vào những năm gần đây.
Tài liệu theo nguồn và thông tin một số tác giả
Nghiên cứu này được công bố trên một số nguồn như sau: nhiều nhất là trang Lecture Notes In Computer Science Including Subseries Lecture Notes In Artificial Intelligence And Lecture Notes In Bioinformatics với 15 bài công bố. Bài công bố đầu tiên năm 2002, sau đó có số bài công bố không đều qua từng năm, đỉnh cao nhất là năm 2017 với 03 bài, có 01 bài công bố gần đây nhất là năm 2023. Advances In Intelligent Systems And Computing với 08 bài công bố từ năm 2017 đến năm 2021. Tiếp theo là trang Studies In Health Technology And Informatics với 07 bài công bố từ 2016 đến năm 2019. Trang Communications In Computer And Information Science có 06 bài công bố, năm 2013, 2016, 2022 đều có 01 bài, riêng năm 2021 có 3 bài. Trang International Journal Of Medical Informatics có 05 bài công bố và bài công bố đầu tiên là năm 1998 cũng là bài công bố đầu tiên của nghiên cứu này, đến năm 2007, 2018 và 2021 mỗi năm có 01 công bố. Ngoài ra còn có một số trang khác như  Proceedings Of SPIE The International Society For Optical Engineering có 05 bài. Automation In Construction có 04 bài.
Hình 2: Một số nguồn công bố
Theo hình vẽ ta thấy các tác giả nghiên cứu về vấn đề này cũng không có nhiều bài công bố, cao nhất là 03 bài như : Harish, V., Krishnaveni, D.
Hình 3: Một số tác giả
Trong hình vẽ phân tích ta thấy có một số đơn vị công bố như là: Nanyang Technological University, University of Toronto, Virginia Polytechnic Institute and State University Sungkyunkwan University và còn nhiều đơn vị khác, cụ thể tại hình 4 bên dưới.
Hình 4: Một số tài liệu theo đơn vị có nhiều công bố (documents by affiliation)
Việc phân bổ giữa các quốc gia không đồng đều nhau như: Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều công bố nhất có 97 bài, đến Trung quốc có 77 bài, Vương quốc Anh 46 bài, cụ hể tại hình 5
Hình 5: Biểu đồ một số bài công bố theo quốc gia, lãnh thổ (documents by country or territory)
Phân loại tài liệu và lĩnh vực
Công bố chủ yếu trên báo, tài liệu hội nghị, chương sách.
Hình 6: Phân loại theo tài liệu công bố
Theo đó, cao nhất là Tài liệu Hội nghị có 216 bài chiếm 47%, thấp nhất là biên tập có 02 bài với 0,4%.
Phân loại theo lĩnh vực
Lĩnh vực khoa học máy tính nhiều công bố nhất với 211 công bố đến kỹ thuật 190 công bố, cụ thể ở hình 7.
Hình 7: Phân loại lĩnh vực
Kết luận
Kết quả của nghiên cứu gồm có: Theo số liệu từ trang scopus tổng số bài nghiên cứu về nghiên cứu thực tế ảo từ năm 1993-5/2024 viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh, có 460 bài, bắt đầu nghiên cứu từ năm 1993 ở tạp chí International Journal Of Medical Informatics và tăng nhanh vào những năm gần đây được đăng phổ biến trên nhiều tạp chí lớn và một số tạp chí khác.
Hiện tại, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào, vì vậy trong tương lai tác giả kỳ vọng con số nghiên cứu này của Việt Nam sẽ tăng mạnh và vận dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
Unni, M.V.Rudresh, S.Kar, R., ...Vasu, V.Johnson, J.M., (2023),
Effect of VR Technological Development in the Age of AI on Business Human Resource Management
, Proceedings of the 2023 2nd International Conference on Electronics and Renewable Systems, ICEARS 2023, pp. 999–1004 Ferreira, P., Meirinhos, V., Rodrigues, A.C., Marques, A., (2021), Virtual and augmented reality in human resource management and development: A systematic literature review, IBIMA Business Review, 2021, 926642

                                                                           Ths. Phan Thị Kim Mai

                                                                        Khoa Quản trị kinh doanh (Học viện Hàng không Việt Nam)