Bảng 1: Thiệt hại về người và nhà ở do thiên tai giai đoạn 2011-2015
Năm | Số nhà bị sập, đổ, trôi | Số nhà bị hư hỏng | Số người bị chết | Số người bị thương nặng |
(nhà) | (nhà) | (người) | (người) | |
2011 | 1.118 | 437.000 | 200 | 206 |
2012 | 6.324 | 339.000 | 269 | 440 |
2013 | 11.000 | 851.393 | 240 | 733 |
2014 | 2.000 | 42.000 | 133 | 145 |
2015 | 1.000 | 21.300 | 112 | 115 |
Nguồn: Báo cáo của Bộ NNPTNT& Bộ LĐTBXH
Mức trợ giúp xã hội đột xuất quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH:
1) Hỗ trợ lương thực: + Thiếu đói dịp Tết Nguyên đán: tổng số thành viên x 15kg/thành viên + Thiếu đói do thiên tai, mất mùa: tổng số thành viên x 15 kg/thành viên x 1 hoặc 2 hoặc 3 tháng (tùy theo thực tế) 2) Hỗ trợ người bị thương: 10 x chuẩn trợ cấp xã hội (270.000 đồng) 3) Hỗ trợ mai táng phí đối với hộ có người chết: 20 x chuẩn trợ cấp xã hội (270.000 đồng) 4) Hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo/khó khăn: + Nhà bị hỏng nặng: 15 triệu đồng + Nhà bị hỏng hoàn toàn: 20 triệu đồng + Nhà phải di dời theo quyết định: 20 triệu đồng |
Bảng 2: Số người thiếu đói và gạo cứu trợ đột xuất từ nguồn dự trữ quốc gia giai đoạn 2011-2015
Năm | Số người nhận gạo cứu trợ từ TW (triệu người) | Gạo cứu trợ từ nguồn dự trữ quốc gia (tấn) |
2011 | 2,49 | 70.096 |
2012 | 1,95 | 42.905 |
2013 | 4,17 | 67.223 |
2014 | 1,87 | 28.045 |
2015 | 2,10 | 31.606 |
Nguồn: Bộ LĐTBXH
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cứu trợ khẩn cấp ở nước ta vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định như: Một số tiêu chuẩn trợ giúp khẩn cấp chưa thật sự hợp lý, rõ ràng về định lượng, ví dụ như định lượng cứu trợ khẩn cấp về nước uống, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần hàng cứu trợ; một số khái niệm chưa thật sự rõ ràng: người mất tích, nhà hư hỏng nặng, thiếu đói… Cứu trợ đột xuất chưa kịp thời, hay nói khác là còn chậm ở một số nơi do khả năng tiếp cận thấp, giao thông gián đoạn, địa hình chia cắt; không có hay không đủ dự trữ tại chỗ, khả năng huy động lực lượng tại chỗ bị hạn chế… Gặp khó khăn trong việc cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong cứu trợ khẩn cấp về nơi ở, quần áo, dinh dưỡng, nước sạch, thông tin, cứu thương, phòng bệnh, trợ giúp tâm lý… Vẫn còn hiện tượng cứu trợ không đúng đối tượng, thiếu công bằng ở một số địa phương. Một số nội dung quy định nhưng chưa được triển khai, thực hiện tốt – ví dụ hỗ trợ phục hồi, việc làm, sinh kế sau thiên tai; còn hạn chế trong việc lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phục hồi sau thiên tai với các chương trình phát triển. Công tác điều phối các nguồn lực trợ giúp đột xuất ở nhiều địa phương còn lúng túng gây ra tình trạng thiếu công bằng…
Một số khuyến nghị:
Đổi mới, hoàn thiện trợ giúp xã hội nói chung và trợ giúp đột xuất nói riêng là một yêu cầu quản lý nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đời sống thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hội nhập với các tiêu chuẩn và trách nhiệm chung trong cứu trợ khẩn cấp, biến đổi khí hậu. Nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Chính phủ và tăng cường trách nhiệm xã hội đối các hoạt động trợ giúp xã hội, chúng tôi xin nêu ra một số khuyến nghị cụ thể như sau:
Trước mắt, tập trung xử lý các hạn chế, tồn tại trong hoạt động trợ giúp đột xuất, cụ thể là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, triển khai thực hiện tốt Luật Phòng, chống thiên tai; triển khai đồng bộ và thống nhất các mức cứu trợ đột xuất theo quy định; nghiên cứu và ban hành hệ thống tiêu chuẩn cứu trợ khẩn cấp, tiếp cận các tiêu chuẩn cứu trợ quốc tế; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra; nâng cao năng lực cán bộ trong hệ thống; khuyến khích và hỗ trợ hình thành các quỹ ở cơ sở, cộng đồng; tăng cường công tác chỉ đạo, điều phối của các cấp chính quyền cơ sở; gắn trợ giúp đột xuất với các chương trình phát triển ở địa phương; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng phòng - tránh - ứng phó với thiên tai của nhân dân; nghiêm túc thực hiện phương châm bốn tại chỗ; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, sinh kế hộ gia đình phù hợp và thích ứng điều kiện tự nhiên trong bổi cảnh biến đổi khí hậu…
Thứ hai, đẩy mạnh và hoàn thiện cách tiếp cận quản lý rủi ro trong hệ thống trợ giúp xã hội nói chung và trợ giúp xã hội đột xuất nói riêng với các chiến lược và biện pháp Phòng ngừa rủi ro - các hoạt động chuẩn bị được tiến hành trước khi rủi ro xảy ra; Ứng phó rủi ro - các hoạt động tiến hành trong khi rủi ro xảy ra bao gồm cả công tác cứu trợ; và Khắc phục hậu quả rủi ro - các hoạt động tiến hành sau khi rủi ro xảy ra. Đảm bảo tính thống nhất, tính hệ thống của các chiến lược, hoạt động trong Phòng ngừa - Ứng phó và Khắc phục, vì đây là một chuỗi các hoạt động có tính liên kết, quan hệ chặt chẽ với nhau – tăng cường phòng tránh sẽ giảm nhẹ chi phí ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại và giảm thiểu hậu quả do rủi ro gây ra.
Thứ ba, xem xét đổi mới trợ giúp xã hội nói chung và trợ giúp xã hội đột xuất nói riêng một cách toàn diện, theo lộ trình 4 giai đoạn: Cung cấp – Phòng ngừa – Thúc đẩy và Chuyển đổi. Trong đó:
+ Cung cấp: Hướng đến mục tiêu đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu để tồn tại, duy trì cuộc sống thông qua các hoạt động cung cấp, hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ tiền mặt, lương thực, cung cấp các dịch vụ...
+ Phòng ngừa: Tạo ra các cơ chế giảm thiểu rủi ro như bảo hiểm, dự trữ, tiết kiệm, hình thành các liên kết trợ giúp...
+ Thúc đẩy: Hỗ trợ để tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu, tạo các cơ hội và điệu kiện thuận lợi như giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ phân bón, tăng vốn tín dụng sản xuất…
+ Chuyển đổi: Vượt ra khỏi các nguy cơ rủi ro thông thường, tạo ra những thay đổi cơ bản liên quan đến quyền và thực hiện các quyền cơ bản, ví dụ: cơ hội việc làm mới, đảm bảo lương tối thiểu, đảm bảo điều kiện lao động, tăng cường tham gia bảo hiểm xã hội…
Thứ tư, về tổng thể, đổi mới và hoàn thiện cứu trợ khẩn cấp trong bối cảnh một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, phải được lồng ghép hiệu quả với các chương trình hỗ trợ (trợ cấp, an sinh xã hội khác), chương trình phát triển; phù hợp với trình độ phát triển và khả năng ngân sách; hướng đến liên kết khu vực, trước hết trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo…
TS. Thái Phúc Thành
-
Kinh nghiệm của Indonesia về Đào tạo nghề nghiệp và cấp chứng chỉ dựa trên năng lực
20-12-2024 09:42 12
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực
08-12-2024 16:25 28
-
Hà Nội: Nâng cao năng lực quản trị theo hướng tự chủ tại các trường nghề công lập
05-12-2024 14:46 41
-
Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động với người quản lý doanh nghiệp
29-07-2024 10:47 19
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
14-05-2024 10:45 10
-
An toàn và sức khỏe của người lao động bị tác động nghiêm trọng bởi biển đổi khí hậu
28-04-2024 09:17 13