Định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm tra thực hiện chính sách độ ưu đãi người có công với cách mạng
(LĐXH) - Trong thời gian đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính nhà nước, triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị (Khóa XIII) và chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng cường công tác kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng là một trọng những nhiệm vụ thường xuyên nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo, phát triển, liêm chính phục vụ nhân dân.
Mặt khác, Đảng và nhà nước ta còn nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống chính sách xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững. Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện... Hoàn thiện chính sách xã hội đồng bộ, khắc phục chồng chéo, trùng lắp. Nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chính sách xã hội”. Ở lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng phải có cơ chế chính sách (hành lang pháp lý) quy phạm trình tự, thủ tục kiểm tra. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện ở một lĩnh vực chính sách xã hội rất quan trọng và cần thiết.
Cần thấm nhuần và học tập, chỉ giáo của V.I Lenin: “Điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”[1]. Người nhấn mạnh tình người, kiểm tra công việc - tất cả là ở đó. Nếu không quan tâm làm tốt hai khâu công việc quan trọng trên thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu 3 điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”[2]. Xây dựng quy trình kiểm tra, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Một số vấn đề lưu ý khi xây dựng quy trình kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:
Thứ nhất, công tác kiểm tra – một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng, nhiều năm qua chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chưa đáp ứng chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, công tác kiểm tra – Một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng được quy định chung mang tính nguyên tắc ở Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh song quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện về kiểm tra thì chưa đầy đủ, chưa có căn cứ triển khai thực hiện hoặc thực hiện chỉ là hình thức.
Thứ ba, công tác kiểm tra – Một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng cần được chú trọng tăng cường theo chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Thứ tư, nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn phải kiểm tra, xác nhận thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như yêu cầu của Nghị quyết số 15 – NQ/TW. Việc xác nhận thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học bị trục lợi, có nhiều sai xót, tiêu cực... Cần phải kiểm tra, xử lý vi phạm để đảm bảo công bằng xã hội.
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới phải đạt những mục tiêu cơ bản sau đây:
(1) Là một bộ phận không thể thiếu của kiểm soát quản lý hành chính nhà nước lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng (Kiểm soát quản lý hành chính nhà nước gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra).
(2) Là nội dung của phương pháp tổ chức (biện pháp tổ chức) trong 4 phương pháp quản lý hành chính lĩnh vực ưu đãi người có công. 4 phương pháp quản lý hành chính hiện nay gồm: Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức; Phương pháp tổ chức; Phương pháp kinh tế và Phương pháp hành chính. Phương pháp tổ chức là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương... Quan trọng nhất là phải có quy chế, quy trình nội dung hoạt động cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Yêu cầu phải kiểm tra, đánh giá, xử lý kết quả kiểm tra của quản lý hành chính nhà nước.
(3) Là một chức năng (công cụ quản lý) quản lý hành chính nhà nước lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng. Chức năng quản lý hành chính nhà nước bao gồm: Dự báo, Kế hoạch hóa, Tổ chức, Động viên, Điều chỉnh, Kiểm tra và đánh giá.
(4) Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng; Góp phần tích cực vào tiến trình cải cách hành chính nhà nước lĩnh vực ưu đãi xã hội. Qua kiểm tra người lãnh đạo, cơ quan quản lý biết được tiến độ, nhịp độ, mức độ tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời cũng nắm bắt được chất lượng của các chương trình, kế hoạch được hoàn thành, xác định được các ưu điểm, hạn chế của quá trình quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội. Qua kiểm tra giúp đảm bảo thực thi quyền lực của chủ thể quản lý lĩnh vực ưu đãi xã hội. Người lãnh đạo, cơ quan quản lý nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ đã được phân công và đảm bảo thực thi hiệu lực, hiệu quả chính sách, chế độ, quyết định hành chính về ưu đãi xã hội đã được ban hành.
(5) Thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước ta làm thế nào để hệ thống quản lý, trình độ quản lý lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; Phát hiện và xử lý những sai phạm tiêu cực, lạm dụng, trục lợi chính sách (Kết luận số 92 – KL/TW ngày 05/10/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) và tổ chức tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng (theo Kết luận số 63 – KL/TW, được nêu trong Chỉ thị số 14 – CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ưu đãi người có công với cách mạng).
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đảm bảo 4 nguyên tắc sau đây:
a. Toàn diện: Xem xét biện chứng mọi mặt, mọi nội dung của một thể thống nhất là đối tượng kiểm tra, (không để thiếu mặt nào, nội dung nào). Tính toàn diện còn được biết đến từ khâu lập chương trình, kế hoạch và xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí... Cho đến hậu kiểm tra.
b. Theo đúng nội dung, bản chất của vấn đề kiểm tra, xem xét, nhìn nhận, đánh giá theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn; Không mang tiêu chí, tiêu chuẩn của công việc (Nội dung) này áp đặt, đánh giá một tiêu chí, tiêu chuẩn của công việc (Nội dung) khác. Loại bỏ thành kiến (Định kiến, chủ kiến) cá nhân trong quá trình đo lường, đánh giá. Kiểm tra, đo lường phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của người (cơ quan) thực hiện công việc, phản ánh đúng thực tế.
c. Kịp thời: Đúng kế hoạch, đúng thời gian, không được chậm trễ. Kiểm tra, hành động phải tìm ra nguyên nhân và đề xuất ngay các biện pháp xử lý sau khi đo lường, đánh giá kết quả...
d. Cụ thể: Kiểm tra phải xác định được kết quả, không có kết luận chung chung, phải rõ ràng, minh bạch, công khai, đầy đủ và chính xác./.
Cục Người có công
Từ khóa:
-
Nâng cao văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho thanh niên hiện nay
14-01-2025 14:35 56
-
Kinh nghiệm của Indonesia về Đào tạo nghề nghiệp và cấp chứng chỉ dựa trên năng lực
20-12-2024 09:42 12
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực
08-12-2024 16:25 28
-
Ông Trần Quản Quốc giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề TP.HCM
09-09-2024 12:21 43
-
Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động với người quản lý doanh nghiệp
29-07-2024 10:47 19
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
14-05-2024 10:45 10
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31