Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn TP giai đoạn 2016-2020
Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, đầu năm 2016 TP.HCM đã đưa vào danh sách 67.090 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,36% tổng hộ dân thành phố và 48.154 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,41% tổng hộ dân thành phố. Thực hiện chương trình giảm nghèo bề vững, UBND TP cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn đã tập trung thực hiện tốt các chính sách và nhiều giải pháp, mô hình phù hợp với thực trạng nghèo của từng hộ và thành viên hộ như: hỗ trợ nâng thu nhập; hỗ trợ kéo giảm các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội; công tác giảm nghèo, hỗ trợ giảm nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên diện Chính sách có công… Sau 03 năm (2016-2018) triển khai thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ của chương trình giảm nghèo, thành phố có 60.622 hộ nghèo thoát mức chuẩn hộ nghèo và 58.703 hộ cận nghèo thoát mức chuẩn hộ cận nghèo; thành phố còn lại 3.767 hộ nghèo, tỷ lệ 0,19% tổng hộ dân và 22.882 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,15% tổng hộ dân, TP hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2016-2020; hoàn thành chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trước thời hạn 2 năm.
Sau khi hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2016-2020, UBND TP đã ban hành Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố chỉ điều chỉnh tiêu chí thu nhập và giữ nguyên tiêu chí đa chiều gồm 5 chiều nghèo với 11 chỉ số thiếu hụt. Cụ thể, những hộ dân thành phố (có hộ khẩu thường trú và tạm trú ổn định trên 06 tháng) có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống; Hộ cận nghèo có thu nhập bình quân đầu người từ trên 28 triệu đồng/người/năm đến 36 triệu đồng/người/năm. Như vậy, tiêu chí thu nhập của chuẩn hộ nghèo của TP.HCM cao gấp 2,6 lần chuẩn hộ nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và tiêu chí nghèo đa chiều vẫn giữ nguyên 5 chiều với 11 chỉ số để phấn đấu kéo giảm các chỉ số thiếu hụt có tỷ lệ cao, khó thực hiện.
Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo
Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn, trong 02 năm cuối của giai đoạn (2019-2020), đầu năm 2019 Thành phố khảo sát đưa vào danh sách 27.432 hộ nghèo và 32.143 hộ cận nghèo. Trong đó, có 583 hộ nghèo diện chính sách bảo trợ xã hội, 323 hộ nghèo diện chính sách ưu đãi người có công, có 111 hộ nghèo có thu nhâp trong hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020. Trên cơ so ử đó, UBND TP đã ban hành Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND TP về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, UBND TP cũng ban hành Quyết định số 5084/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TP và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn cùng lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo cơ sở. Trong đó, TP.HCM tiếp tục đẩy triển khai chương trình giảm nghèo nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để không tái nghèo bằng việc đưa ra nhiều nhóm chính sách, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố như: tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo… được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế.
Được biết, riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) chi nhánh TP.HCM, thời gian qua đã thực hiện cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn vay với tổng dư nợ đạt gần 660 tỷ đồng với gần 33.700 hộ vay; Quỹ Xóa đói Giảm nghèo của thành phố và các quận, huyện trong năm 2019 đã giải ngân cho 17.676 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn làm kinh tế với số tiền 693,111 tỷ đồng. Các quỹ khác như: Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 61) và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, trong năm 2019 đã giải ngân cho 33.680 lượt hộ vay vốn với số tiền 1.469,334 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP (Quỹ 34) trong năm 2019 giải quyết cho 515 lượt hộ vay với số tiền 14,917 tỷ đồng. Nguồn vốn Ngân hành Chính sách xã hội chi nhánh TP có tổng dư nợ cho vay 1.038,001 tỷ đồng. Trong đó cho vay hộ nghèo (Chương trình 316) có dư nợ 47,206 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có dư nợ 340,108 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu lao động có số dư 0,243 tỷ đồng,…
Ngoài ra, nguồn vốn vay của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cũng tích cực tham gia vào công tác hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Cụ thể, tổng vốn cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội cho các hộ mới thoát chuẩn cận nghèo vay là 134,872 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ cho vay là 56,092 tỷ đồng; Quỹ Vì người nghèo (MTTQ) là 2,97 tỷ đồng và Tổ chức tài chính vi mô CEP (Liên đoàn Lao động TP) là 75,81 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm 2019 UBND TP đã lập danh sách và cấp phát 145.658 thẻ bảo hiểm y tế cho người diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát chuẩn cận nghèo,…. ; Hỗ trợ thực hiện đào tạo nghề cho 4.415 người; miễn giảm học phí cho 34.705 lượt học sinh với số tiền 10,143 tỷ đồng,….; Giải quyết việc làm cho 9.427 người (trong đó có 26 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng),…. Song song với những giải phát hỗ trợ của chính quyền các cấp, UBMT Tổ quốc Việt Nam TP cùng các tổ chức đoàn thể trên địa bàn cũng đã tham gia vận động 45,277 tỷ đồng để hỗ trợ kinh phí xây dựng 475 nhà tình thương với số tiền 27,277 tỷ đồng; sửa chữa và xây dựng 51 nhà tình nghĩa với số tiền 2,351 tỷ đồng và sử chữa chống dột 605 căn nhà thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền 15,017 tỷ đồng.
Kết quả, trong năm 2019, TP.HCM đã thực hiện giảm 17.956 hộ nghèo, tỷ lệ kéo giảm là 0,73% (đạt 104,3% so với kế hoạch năm 2019 và giảm 22.958 hộ cận nghèo, tỷ lệ kéo giảm là 0,93% (đạt 103,33% so với kế hoạch năm 2019. Tính đến 31/12/2019, Thành phố còn lại 9.668 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân Thành phố và 22.859 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,93% tổng hộ dân Thành phố. Thành phố tiếp tục hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2019 – 2020, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với đầu năm 2011) trước thời hạn 01 năm. “Đến thời điểm này, báo cáo của quận-huyện trên địa bàn TP.HCM đã giảm 6.645 hộ nghèo, tỷ lệ kéo giảm đạt 0,27% (đạt 105,77% kế hoạch năm) và giảm 13.540 hộ cận nghèo, tỷ lệ kéo giảm đạt 0,55% (đạt 112,83% kế hoạch năm). Hiện TP.HCM còn 3.128 hộ nghèo và 15.197 hộ cận nghèo. Trong đó, có 05 quận và 85 phường của 12 quận hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo; 01 quận[1] và 23 phường của 8 quận[2] hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Thành phố giai đoạn 2019 – 2020 TP.HCM. Đặc biệt, đến thời điểm này, trên địa bàn TP không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công”: Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho chia sẻ.
Sẽ điều chỉnh bổ sung một số chỉ số thiếu hụt cho phù hợp
Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình giảm nghèo TP sẽ điều chỉnh và đề xuất không áp dụng tiêu chí thu nhập trong xác định hộ nghèo mà chỉ là thước đo về thiếu hụt thu nhập trong chuẩn nghèo đa chiều. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo đa chiều thành phố giai đoạn 2021 – 2025 sẽ điều chỉnh bổ sung một số chỉ số thiếu hụt cho phù hợp chuẩn nghèo quốc gia và xu hướng chung của thế giới về nghèo đa chiều. cụ thể, chuẩn nghèo đa chiều TP giai đoạn 2021 – 2025, gồm 5 chiều và 10 chỉ số thiếu hụt, gồm: 5 chiều và 10 chỉ số thiếu hụt như: Về Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Việc làm - Bảo hiểm xã hội; Điều kiện sống và về thu nhập. Thiếu hụt về thu nhập là hộ có thu nhập bình quân từ 36 triệu đồng/người/năm (3 triệu đồng/người/tháng) trở xuống. Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, việc đề xuất đo lường thiếu hụt về thu nhập là một chiều trong 5 chiều nghèo đa chiều nêu trên sẽ giúp thành phố đánh giá được sự chuyển biến về mức sống của người nghèo theo từng giai đoạn và xác định đối tượng cần trợ giúp từ nguồn hỗ trợ xã hội, đánh giá được tác động chính sách đến đối tượng thụ hưởng một cách đầy đủ. Đồng thời, phân loại được đối tượng tác động thông qua chỉ số trình độ giáo dục của người lớn, chỉ số trình độ nghề, chỉ số việc làm, từ đó xác định được lao động thuộc hộ nghèo cần hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm tại doanh nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm, tạo sinh kế tại chỗ, nhóm đối tượng bảo trợ xã hội cần huy động nguồn lực trợ giúp.
Được biết, giai đoạn 2016 - 2018: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo của TP.HCM là 5.012 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ: là 3.794 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn Trung ương (Ngân sách Trung ương và Ngân hàng CSXH Việt Nam là 1.743 tỷ đồng; Nguồn vốn TP và quận, huyện là 2.051 tỷ đồng; Nguồn kinh phí ngân sách TP (chi cho chính sách giảm nghèo và hoạt động giảm nghèo) là 880 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác (quỹ Vì người nghèo, quỹ xã hội từ thiện...) là 338 tỷ đồng. Giai đoạn 2019-202 với Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 5.822 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ là 5.154 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn Trung ương (Ngân sách Trung ương và Ngan hàng CSXH Việt Nam) là 2.390 tỷ đồng; Nguồn vốn TP và quận, huyện là 2.764 tỷ đồng; Nguồn kinh phí ngân sách thành phố (chi cho chính sách giảm nghèo và hoạt động giảm nghèo) là 454 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác (quỹ Vì người nghèo, quỹ xã hội từ thiện...) là 214 tỷ đồng. |
Đăng Hải
-
Lâm Đồng: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống mại dâm
27-12-2024 11:00 06
-
Sự thật về thuốc giảm cân
27-12-2024 09:56 58
-
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
27-12-2024 09:26 17
-
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
26-12-2024 08:52 29
-
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
19-12-2024 07:50 44
-
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
25-12-2024 16:52 58